Nho là một loại quả rất tốt, tuy nhiên đối với một số trường hợp thì nho lại không mang đến lợi ích tốt đối với sức khỏe. Vậy những đối tượng nào không nên ăn nho để đảm bảo sức khỏe? Hãy theo chân Điện Lạnh Biển Bạc để tìm hiểu nhé. 

Quả nho có vị chua chua, ngọt ngọt rất ngon, có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép, sinh tố và làm bánh. Hơn nữa, nho còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau và chứa hàm lượng chất xơ cao. Ăn nho thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tim, hỗ trợ rất tốt cho người bị bệnh hen suyễn, tăng miễn dịch và có công dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp

Tuy nhiên, đối với một vài đối tượng thì nho sẽ không đem lại những lợi ích như trên. 

Những đối tượng không nên ăn nho

1. Người mắc bệnh đường ruột

Thành phần trong nhó có rất nhiều chất xơ, khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ động khó thải ra ngoài, điều đó sẽ khiến bạn bị táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng đào thải chất xơ ra ngoài. 

2. Người béo phì

Nho chứa tương đối ít calo, khoảng 30 quả nho chưa chứa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết tất cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể có thể tương đương với ăn một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không xác định được khẩu phần ăn của mình thì số lượng calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân. 

3. Người bị viêm loét dạ dày

Trong 125ml nước ép nho chứa tới 23-66mg vitamin C, điều này sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì thế, những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho. 

4. Người vị tiểu đường

Trong 100g thịt quả nho có chứa 10-12g đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì vậy, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do đó, nếu bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo ý khiến từ bác sĩ điều trị. 

5. Người bị bệnh răng miệng

Người mắc bệnh răng miệng nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp, bệnh nhân ghép tim. thận và giác mạc,... không nên ăn nho và nước nho đỏ. 

6. Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp

Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên ăn khiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được. Các thuốc ức chế men chuyển hóa để chữa bệnh tăng huyết áp cũng có tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho. 

Cách chọn nho ngon không chứa hóa chất

  • Nếu bạn muốn mua nho tươi ngon không chứa hóa chất bảo quản, bạn nên chọn những chùm nho cuống còn tươi, có lớp phấn bám trên quả, đó là chùm nho ngon, còn xanh và mới. Nếu những chùm nhỏ quả đã mềm nhũn, xuất hiện mùi lạ hoặc có các vết chấm lốm đốm trên quả nên loại bỏ ngay vì nho để lâu ngày không nên lựa chọn mua. 
  • Khi mua nhỏ để tránh mua nhầm nhỏ đỏ Ninh Thuận và nho Trung Quốc bạn hãy lưu ý nho Việt nam có hình cầu, trái to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ nho rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm. Những chùm nho thon dài và quả gần khít nhau trên 1 chùm không bị nhão. 

Trên đây là những đối tượng không nên ăn nho để đảm bảo tốt nhất sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ của Điện Lạnh Biển Bạc sẽ giúp bạn tránh việc sử dụng nho đối với nhóm người không nên sử dụng